“Nhiều cơ chế đất đai đang cản trở phát triển nền nông nghiệp”
“Nhiều cơ chế đất đai đang cản trở phát triển nền nông nghiệp”
TS. Lê Đức Thịnh nhìn nhận nhiều cơ chế về đất đai đang cản trở quá trình phát triển của nền nông nghiệp...
1ha lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị thực từ 1-2 tỷ đồng, nhưng khi định giá tín dụng, người nông dân chỉ có thể thế chấp vay được 200 - 300 triệu đồng.Khánh Linh
Phát biểu tại Diễn đàn Nông nghiệp mùa xuân 2017 hôm 28/3, TS. Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đánh giá, nhiều cơ chế về đất đai đang cản trở quá trình phát triển của nền nông nghiệp.
Hạn điền không phải vấn đề quan trọng nhất
Hiện nay nguồn lực vốn từ đất đang bị ứng xử không đúng, không vốn hóa được. 1ha lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị thực từ 1-2 tỷ đồng, nhưng khi định giá tín dụng, người nông dân chỉ có thể thế chấp vay được 200 - 300 triệu đồng. Bởi giá đất nông nghiệp đang được quy định hành chính từ UBND tỉnh, chỉ bằng 1/10 giá trị thực tế.
“Lãng phí hàng trăm tỷ USD mỗi năm khi hàng triệu hecta đất không thể vốn hóa hoặc không được tính đủ giá…”, ông Thịnh cho hay.
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, đất nông nghiệp chưa được công nhận là tài sản của nông dân cũng là một trong những hạn chế khiến nông nghiệp khó phát triển. Hiện nay, Nhà nước hỗ trợ thị trường nhưng can thiệp quá sâu dẫn đến thực trạng cơ quan đi vận động người dân cho thuê đất làm tăng nguy cơ cưỡng chế.
Đồng quan điểm, TS. Đặng Quang Vinh, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định, cản trở lớn đối với nông nghiệp là quyền tài sản đất đai vẫn còn hạn chế. Việt Nam không coi đất nông nghiệp là tài sản, đất nông nghiệp chỉ là đất nhà nước cho người nông dân mượn để làm ăn.
“Hạn điền không phải vấn đề quan trọng nhất, hiện nay, rất nhiều hộ nông dân đã đạt tới giá trị của hạn điền với hàng nghìn hecta sản xuất tuy nhiên sản xuất vẫn gặp khó khăn khi người dân không có quyền tự quyết với đất đai”, TS. Vinh chia sẻ.
Cũng nói về vấn đề hạn điền và tích tụ ruộng đất, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch danh dự VASEP, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, cho rằng, chính sách hạn điền không ảnh hưởng đến quá trình tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Bởi thực tế, tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc một người dân sở hữu hàng chục hecta đất để trồng thanh long, hồ nuôi tôm là chuyện không hiếm. Điều cần làm là làm sao định hướng để người nông dân biết làm gì, nuôi gì, như thế nào…
“Việc hỗ trợ vốn cần đặc biệt lưu tâm. Nếu không sử dụng hợp lý có thể sẽ đẩy người nông dân khó càng thêm khó. Bài học là nhiều người nông dân sau khi vay tiền làm ăn thua lỗ và phải gánh nợ”, TS. Minh chia sẻ.
TS. Andrew Wells Dang, Chuyên gia cao cấp, tổ chức Oxfam Việt Nam nói: “Đôi khi làm lớn chưa chắc đã tốt hơn làm nhỏ. Bởi nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu đi lên từ hộ gia đình, căn cơ nền sản xuất của Việt Nam là sản xuất nhỏ. Tích tụ ruộng đất ở mức thích hợp cho sản xuất nhưng không phải làm bằng mọi giá”.
Phát triển nông nghiệp phải từ nông dân
Theo các chuyên gia, tích tụ ruộng đất là quá trình tất yếu. Tuy nhiên, để thay đổi ngành nông nghiệp chỉ dựa vào tích tụ ruộng đất, thay đổi chính sách hạn điền chưa đủ mà còn phải bắt đầu từ người nông dân.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, cho hay, xưa nay chúng ta vẫn nghĩ nông dân tài giỏi nhưng không phải vậy. Sau 40 năm nông dân còn nghèo, hơn 50% là do người nông dân trình độ quá thấp.
“Đất đai ngày càng manh mún, năng suất không cao, người nông dân trình độ học vấn thấp trong khi đó ở nước ngoài người nông dân không có học không cho phép làm ruộng”, Giáo sư Xuân nói.
Lấy ví dụ cho việc trình độ người nông dân còn thấp, Giáo sư cho hay, việc người dân lạm dụng phân bón u rê khiến chất lượng canh tác kém, gây nhiều hệ luỵ, giá thành cuối cùng cao. Chẳng hạn như, chi phí cho lúa tiêu tốn từ 3,8 - 4 nghìn đồng/kg. Trong khi nếu áp dụng đúng, chi phí chỉ khoảng 1,8-2 nghìn đồng/kg. Tình trạng này xảy ra tương tự với các loại cây khác.
Theo lý giải của Giáo sư, một trong những nguyên nhân là do sự định hướng của cơ quan quản lý chưa tốt. Nhiều người nông dân muốn học hỏi từ sách báo, các chương trình… nhưng chưa dám tin vì chưa có sự định hướng từ cơ quan Nhà nước.
Vì vậy, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, cần phải có một thể chế kiện toàn để nâng cao năng lực của người nông dân. “Chúng ta không kỳ vọng sẽ đuổi kịp các nước phát triển nhưng cần phải làm để người nông dân làm đúng, từ đó cải thiện chất lượng và thông qua doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước”, ông nói.
Cùng góc nhìn, TS Nguyễn Thị Hồng Minh cũng cho rằng người nông dân đang yếu vì “bảo thủ” nhưng vẫn có thể thay đổi được…
http://vneconomy.vn/thoi-su/nhieu-co-che-dat-dai-dang-can-tro-phat-trien-nen-nong-nghiep-20170328100916348.htm
Hạn điền không phải vấn đề quan trọng nhất
Hiện nay nguồn lực vốn từ đất đang bị ứng xử không đúng, không vốn hóa được. 1ha lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị thực từ 1-2 tỷ đồng, nhưng khi định giá tín dụng, người nông dân chỉ có thể thế chấp vay được 200 - 300 triệu đồng. Bởi giá đất nông nghiệp đang được quy định hành chính từ UBND tỉnh, chỉ bằng 1/10 giá trị thực tế.
“Lãng phí hàng trăm tỷ USD mỗi năm khi hàng triệu hecta đất không thể vốn hóa hoặc không được tính đủ giá…”, ông Thịnh cho hay.
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, đất nông nghiệp chưa được công nhận là tài sản của nông dân cũng là một trong những hạn chế khiến nông nghiệp khó phát triển. Hiện nay, Nhà nước hỗ trợ thị trường nhưng can thiệp quá sâu dẫn đến thực trạng cơ quan đi vận động người dân cho thuê đất làm tăng nguy cơ cưỡng chế.
Đồng quan điểm, TS. Đặng Quang Vinh, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định, cản trở lớn đối với nông nghiệp là quyền tài sản đất đai vẫn còn hạn chế. Việt Nam không coi đất nông nghiệp là tài sản, đất nông nghiệp chỉ là đất nhà nước cho người nông dân mượn để làm ăn.
“Hạn điền không phải vấn đề quan trọng nhất, hiện nay, rất nhiều hộ nông dân đã đạt tới giá trị của hạn điền với hàng nghìn hecta sản xuất tuy nhiên sản xuất vẫn gặp khó khăn khi người dân không có quyền tự quyết với đất đai”, TS. Vinh chia sẻ.
Cũng nói về vấn đề hạn điền và tích tụ ruộng đất, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch danh dự VASEP, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, cho rằng, chính sách hạn điền không ảnh hưởng đến quá trình tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Bởi thực tế, tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc một người dân sở hữu hàng chục hecta đất để trồng thanh long, hồ nuôi tôm là chuyện không hiếm. Điều cần làm là làm sao định hướng để người nông dân biết làm gì, nuôi gì, như thế nào…
“Việc hỗ trợ vốn cần đặc biệt lưu tâm. Nếu không sử dụng hợp lý có thể sẽ đẩy người nông dân khó càng thêm khó. Bài học là nhiều người nông dân sau khi vay tiền làm ăn thua lỗ và phải gánh nợ”, TS. Minh chia sẻ.
TS. Andrew Wells Dang, Chuyên gia cao cấp, tổ chức Oxfam Việt Nam nói: “Đôi khi làm lớn chưa chắc đã tốt hơn làm nhỏ. Bởi nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu đi lên từ hộ gia đình, căn cơ nền sản xuất của Việt Nam là sản xuất nhỏ. Tích tụ ruộng đất ở mức thích hợp cho sản xuất nhưng không phải làm bằng mọi giá”.
Phát triển nông nghiệp phải từ nông dân
Theo các chuyên gia, tích tụ ruộng đất là quá trình tất yếu. Tuy nhiên, để thay đổi ngành nông nghiệp chỉ dựa vào tích tụ ruộng đất, thay đổi chính sách hạn điền chưa đủ mà còn phải bắt đầu từ người nông dân.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, cho hay, xưa nay chúng ta vẫn nghĩ nông dân tài giỏi nhưng không phải vậy. Sau 40 năm nông dân còn nghèo, hơn 50% là do người nông dân trình độ quá thấp.
“Đất đai ngày càng manh mún, năng suất không cao, người nông dân trình độ học vấn thấp trong khi đó ở nước ngoài người nông dân không có học không cho phép làm ruộng”, Giáo sư Xuân nói.
Lấy ví dụ cho việc trình độ người nông dân còn thấp, Giáo sư cho hay, việc người dân lạm dụng phân bón u rê khiến chất lượng canh tác kém, gây nhiều hệ luỵ, giá thành cuối cùng cao. Chẳng hạn như, chi phí cho lúa tiêu tốn từ 3,8 - 4 nghìn đồng/kg. Trong khi nếu áp dụng đúng, chi phí chỉ khoảng 1,8-2 nghìn đồng/kg. Tình trạng này xảy ra tương tự với các loại cây khác.
Theo lý giải của Giáo sư, một trong những nguyên nhân là do sự định hướng của cơ quan quản lý chưa tốt. Nhiều người nông dân muốn học hỏi từ sách báo, các chương trình… nhưng chưa dám tin vì chưa có sự định hướng từ cơ quan Nhà nước.
Vì vậy, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, cần phải có một thể chế kiện toàn để nâng cao năng lực của người nông dân. “Chúng ta không kỳ vọng sẽ đuổi kịp các nước phát triển nhưng cần phải làm để người nông dân làm đúng, từ đó cải thiện chất lượng và thông qua doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước”, ông nói.
Cùng góc nhìn, TS Nguyễn Thị Hồng Minh cũng cho rằng người nông dân đang yếu vì “bảo thủ” nhưng vẫn có thể thay đổi được…
http://vneconomy.vn/thoi-su/nhieu-co-che-dat-dai-dang-can-tro-phat-trien-nen-nong-nghiep-20170328100916348.htm
Bài viết khác
Chiều 30/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023. Hội nghị với chủ đề "Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững"
Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm còn 15 – 17% Thông điệp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuống còn 15 - 17% của Chính phủ đang làm nức lòng giới đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. P
Tiêu chí công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thủ tướng quy định tiêu chí để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi của nh