Hơn 300 nghìn tỷ tái cơ cấu nông nghiệp trong 4 năm tới
Hơn 300 nghìn tỷ tái cơ cấu nông nghiệp trong 4 năm tới
Phê duyệt chương trình hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai và hỗ trợ ổn định đời sống dân cư...
Chương trình thực hiện từ năm 2016 đến hết năm 2020 với tổng mức vốn thực hiện 306.660 tỷ đồng.Bảo Quyên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.
Theo đó, chương trình được thực hiện với tổng mức vốn thực hiện 306.660 tỷ đồng từ năm 2016 đến hết năm 2020 với 3 nhiệm vụ chính là: hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai và hỗ trợ ổn định đời sống dân cư.
Cụ thể, chương trình sẽ thực hiện nâng cấp các cơ sở giống ở Trung ương và địa phương; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm; sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư về các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư…
Hỗ trợ củng cố, tu bổ hệ thống đê sông, đê biển; công trình phòng chống úng ngập, triều cường; hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa, khắc phục thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và cung cấp nước ngọt trên các đảo đông dân cư; bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư.
Mục tiêu chung của chương trình là hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ngành trồng trọt từ 2,5 - 3%, chăn nuôi từ 4 - 5%; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư nông thôn.
Đồng thời, hỗ trợ 2.000 hợp tác xã thành lập mới và tổ chức lại 90% hợp tác xã nông nghiệp hiện có phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012; củng cố, tu bổ khoảng 650 km đê biển và 550 km đê sông; chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn 1.150 hồ chứa nước vừa và nhỏ; đáp ứng đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu thiết yếu cho dân cư trên 12 đảo lớn, có đông dân cư sinh sống; ổn định đời sống cho 11.500 hộ tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng; các hộ sau tái định cư công trình thủy lợi, thủy điện.
http://vneconomy.vn/thoi-su/hon-300-nghin-ty-tai-co-cau-nong-nghiep-trong-4-nam-toi-20170629111314550.htm
Theo đó, chương trình được thực hiện với tổng mức vốn thực hiện 306.660 tỷ đồng từ năm 2016 đến hết năm 2020 với 3 nhiệm vụ chính là: hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai và hỗ trợ ổn định đời sống dân cư.
Cụ thể, chương trình sẽ thực hiện nâng cấp các cơ sở giống ở Trung ương và địa phương; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm; sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư về các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư…
Hỗ trợ củng cố, tu bổ hệ thống đê sông, đê biển; công trình phòng chống úng ngập, triều cường; hỗ trợ đầu tư đảm bảo an toàn hồ chứa, khắc phục thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và cung cấp nước ngọt trên các đảo đông dân cư; bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư.
Mục tiêu chung của chương trình là hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ngành trồng trọt từ 2,5 - 3%, chăn nuôi từ 4 - 5%; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư nông thôn.
Đồng thời, hỗ trợ 2.000 hợp tác xã thành lập mới và tổ chức lại 90% hợp tác xã nông nghiệp hiện có phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012; củng cố, tu bổ khoảng 650 km đê biển và 550 km đê sông; chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn 1.150 hồ chứa nước vừa và nhỏ; đáp ứng đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu thiết yếu cho dân cư trên 12 đảo lớn, có đông dân cư sinh sống; ổn định đời sống cho 11.500 hộ tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng; các hộ sau tái định cư công trình thủy lợi, thủy điện.
http://vneconomy.vn/thoi-su/hon-300-nghin-ty-tai-co-cau-nong-nghiep-trong-4-nam-toi-20170629111314550.htm
Bài viết khác
Chiều 30/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023. Hội nghị với chủ đề "Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững"
Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm còn 15 – 17% Thông điệp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuống còn 15 - 17% của Chính phủ đang làm nức lòng giới đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. P
Tiêu chí công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thủ tướng quy định tiêu chí để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi của nh