Bốn nút thắt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Bốn nút thắt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
23/02/2017 6:00 Sáng
(DĐDN)- Nhà đầu tư hiện không chỉ quan tâm tới chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho họ mà còn quan tâm chính sách có lâu dài và nằm trong quy hoạch rõ ràng ổn định?
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn ít, ước tính chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế. Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện chiến lược Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có đến 63% DN kêu khó khăn về tiếp cận đất đai và 46% DN còn lại kêu là rất khó khăn; 70% DN kêu khó khăn về tiếp cận tín dụng; 82,5% DN chưa tiếp cận được bảo hiểm trong nông nghiệp và 77% DN kêu là khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách về khoa học công nghệ…
Thứ nhất, về đất đai trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần diện tích lớn và thời hạn sử dụng đất lâu dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo đồng bộ của sản phẩm trên diện rộng và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đất sản xuất đang thuộc quyền sử dụng của người dân, mỗi hộ một diện tích nhỏ, manh mún và không đồng đều. Vì vậy, sẽ tạo cho DN nhiều cản trở trong việc tích tụ diện tích đất để sản xuất lớn, còn người dân không muốn rời bỏ đất đai vốn là tài sản lớn nhất của mình và tập quán canh tác đã hình thành từ lâu đời.
Thứ hai là tuổi thọ chính sách. Điều quan trọng, theo giới chuyên gia nhà đầu tư không chỉ trông vào những chính sách ưu đãi Nhà nước dành cho họ, mà còn quan tâm đến tuổi thọ của các chính sách có lâu dài và nằm trong quy hoạch rõ ràng, ổn định. Bởi lẽ, trên thực tế mặc dù nhà nước đã ban hành không ít chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển nông nghiệp nhưng chính sách vừa được ban hành thì đã thay đổi điều này khiến cho DN gặp không ít khó khan.
Thứ ba, về công nghệ, các DN muốn đầu tư vào nông nghiệp vì thấy có nhiều tiềm năng nhưng do không chủ động nắm bắt, triển khai và thích nghi được công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao cùng những trang thiết bị liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao bởi đặc tính luôn thay đổi của công nghệ.
Thứ tư, vấn đề liên kết giữa người sản xuất với người nông dân. Hiện tại dù đã có một số mô hình DN hợp tác với dân bao tiêu sản phẩm. Như mô hình liên kết của chuỗi hệ thống rau sạch Vineco, hay mô hình liên kết của Cty CP mía đường Lam Sơn… Tuy nhiên, mô hình thành công này mới chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Đáng chú ý, một số DN chia sẻ, thời gian qua đã có nhiều chính sách ưu đãi tín dụng hay lãi suất dành cho DN và nông dân được ban hành nhưng thực tế, người cần vốn đã không thể tiếp cận được.
Nhật Minh
http://enternews.vn/bon-nut-that-trong-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html
Bài viết khác
Chiều 30/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023. Hội nghị với chủ đề "Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững"
Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm còn 15 – 17% Thông điệp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuống còn 15 - 17% của Chính phủ đang làm nức lòng giới đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. P
Tiêu chí công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thủ tướng quy định tiêu chí để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi của nh