Vì sao vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam thấp?
Vì sao vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam thấp?
Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến tháng 2/2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp là 3,5 triệu USD với 514 dự án. Nếu so với tổng vốn đầu tư luỹ kế vào ngành nông nghiệp thì số vốn này chỉ chiếm khoảng 1%.
![]() Nông nghiệp Việt Nam khó thu hút FDI (Hình minh hoạ, nguồn: Internet).
|
Những con số ít ỏi
Nhìn lại những giai đoạn đầu tư trước đó, số vốn FDI vào nông nghiệp cũng rất ít ỏi, không vượt quá 1% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này, thậm chí có năm chỉ 0,4%. Cụ thể, năm 2014 vốn FDI vào nông nghiệp là 0,5%, năm 2015 là 1%, năm 2016 là 0,4% và năm 2017 là 1,1%.
Đi cùng với dòng vốn đầu tư FDI ít là những dự án đầu tư FDI nhỏ lẻ, tập trung vào chế biến thuỷ sản, hoa quả tại một số địa phương. Theo đó, chưa có đại gia ngoại nào dám bỏ vốn vào các dự án đầu tư công nghệ cao, hữu cơ quy mô lớn tại Việt Nam.
Được biết, Chính Phủ rất kỳ vọng vào nông nghiệp xanh, sạch để làm động lực thúc đẩy tăng trưởng tương tự như các ngành chế tạo – chế biến. Tuy nhiên, đến nay, ngành nông nghiệp xếp thứ 12 về số dự án và đứng thứ 10 về sốn vốn đầu tư trong tất cả các ngành.
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI cho biết: Mặc dù trong thời gian gần đây, thu hút FDI vào ngành nông nghiệp có sự cải thiện, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đi sau doanh nghiệp trong nước.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trên thực tế, đầu tư vào nông nghiệp là một hình thức đầu tư tồn tại nhiều rủi ro vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Do đó, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khá dè dặt khi đầu tư vào lĩnh vực này nếu như doanh nghiệp không có thế mạnh về công nghệ và nguồn vốn không đủ lớn.
Chia sẻ rõ hơn về nguyên nhân khiến cho dòng vốn ngoại chưa đổ mạnh vào ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc CTCP Sunstar Lacto Việt Nam chia sẻ: "Tiềm năng nông nghiệp ở Việt nam rất lớn nhưng mới dừng lại ở các chủ trương, đường lối kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Thêm nữa, tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn rất thấp. Đồng thời, kinh doanh trong lĩnh vực này lại gặp nhiều rủi ro do phải phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục đầu tư nước ngoài, nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp Việt Nam khó thu hút dòng vốn FDI là do tiềm năng lớn, nhưng vẫn dừng lại ở mức manh mún và nhỏ lẻ.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, nút thắt của ngành nông nghiệp sẽ được gỡ nếu những chính sách về thuế, đất đai và vốn có sự thay đổi.
Đề xuất một trong những phương án có thể giúp doanh nghiệp FDI dễ dàng quyết định đầu tư vào ngành nông nghiệp hơn, đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đề nghị, khó khăn lớn nhất khi đầu tư vào nông nghiệp là đảm bảo quỹ đất nông nghiệp. Song hiện nay, quỹ đất này và các thủ tục liên quan khá phức tạp. Nếu lãnh đạo địa phương quan tâm và có kế hoạch dành hẳn một quỹ đất nông nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quyết định đầu tư vào ngành nông nghiệp hơn.
Ngọc Hà
Bài viết khác
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc
Bộ Tài chính đang đề xuất tiếp tục gia hạn chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030. Đây không chỉ là bước đi nhằm hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nư
NDO - Bày tỏ mong muốn được đón các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sang hợp tác đầu tư tại Venezuela, Phó Tổng thống, Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Venezuela-Việt Nam Jorge Marquez khẳng định, Chính phủ Venezuela sẵn sàng tạo mọi điều ki