Thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên cho nông dân ở ĐBSCL
Chiều 21/3, tại khách sạn Mường Thanh, phường 9, TP. Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Hội nghị quốc gia “Huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên” cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Quang cảnh Hội nghị. |
Chính sách và thực trạng về giải pháp thuận thiên
Đây cũng là Hội nghị triển khai sâu rộng Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, là một bước tiến lớn trong việc tạo cơ sở điều phối các hoạt động vì sự phát triển bền vững ở ĐBSCL. Đồng thời, tạo ra nền tảng rất quan trọng để tập trung thực hiện các giải pháp dựa vào tự nhiên nhằm ứng phó với một số vấn đề cấp bách tại ĐBSCL.
Tại Hội nghị, đại diện cho 13 tỉnh/thành phố, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trình bày thực trạng về triển khai giải pháp thuận thiên của ĐBSCL, đề xuất về kỹ thuật và tài chính cho các giải pháp thuận thiên các tỉnh ĐBSCL. Theo đó, các thách thức liên quan đến các giải pháp thuận thiên ở ĐBSCL, do tác động tiêu cực từ BĐKH: ngập lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn (dự báo trong 50 năm tới, khoảng 47% diện tích ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi độ mặn 4‰);… sản phẩm nông nghiệp, hạ tầng logistic còn nhiều hạn chế;…
Đại diện cho 13 tỉnh/thành phố, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trình bày thực trạng về triển khai giải pháp thuận thiên của ĐBSCL. |
“Các giải pháp về cơ chế, chính sách theo Quyết định phê duyệt “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cần sớm triển khai thực hiện các đề án, tạo cơ chế chính sách để ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng BĐKH: Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL; Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030.
Đối với Chính phủ, cần ban hành cơ chế tài chính và chính sách đặc thù, ưu đãi cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác quốc tế, tọa đàm phát triển Nông nghiệp Thuận thiên - Vai trò kết nối và thúc đẩy của các đối tác cho ĐBSCL. |
Chia sẻ tại Hội nghị, lãnh đạo Tập đoàn Minh Phú cho biết: “Thủy sản Minh Phú, đã và đang hợp tác với các địa phương cùng bà con nông dân triển khai & phát triển mô hình tôm lúa đạt chứng nhận ASC/BAP/hữu cơ, sinh thái với mục tiêu phủ khắp ĐBSCL, giúp bà con nông dân bán được giá cao hơn trên thị trường. Đặc biệt, mô hình tôm - lúa thuận thiên tại vùng ĐBSCL không chỉ mang tính bền vững về môi trường, còn đảm bảo bền vững kinh tế và xã hội cho người dân địa phương.
Các đối tác quốc tế cam kết nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên
Tại Hội nghị, các đối tác quốc tế như EU, Mỹ, Úc, FAO, UNDP, WWF, SNV,… các quỹ tài chính quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế và trong nước cam kết nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên; mạng lưới kết nối các nhà đầu tư quốc tế với các địa phương và doanh nghiệp trong nước cho khu vực ĐBSCL được hình thành; các mô hình thuận thiên đã triển khai trong nước và quốc tế được chia sẻ và nhân rộng. Từ đó, đề xuất giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tài chính, cơ chế và chính sách có liên quan nhằm nhân rộng mô hình, giải pháp nông nghiệp thuận thiên cho các vùng miền khác của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, phát biểu kết luận Hội nghị. |
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: “Tầm quan trọng của các giải pháp thuận thiên trong việc cải thiện sinh kế của nông dân và khả năng phục hồi của nông nghiệp; giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua quá trình hấp thụ carbon của đất, đất ngập nước và rừng; đồng thời bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, duy trì tương lai của các hệ thống lương thực, các nhà sản xuất nông nghiệp cần sẵn sàng chuyển đổi sang các phương thức sản xuất nhằm tái tạo và phục hồi thiên nhiên đồng thời nâng cao hệ thống lương thực hiệu quả và bền vững.
Qua đó, nông dân vùng ĐBSCL cần thay đổi tư duy, cần có cái nhìn tích cực hơn về tác động của biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu theo hướng “thuận thiên”, có tư duy thích ứng hiệu quả, vùng ĐBSCL hoàn toàn có thể được xây dựng thành tiểu vùng sinh thái hình mẫu, một nơi đáng sống.
“Nếu muốn phát triển bền vững, nông dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp canh tác hướng đến nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Mô hình tôm - lúa thuận thiên tại vùng ĐBSCL không chỉ mang tính bền vững về môi trường, còn đảm bảo bền vững kinh tế và xã hội cho người dân địa phương. |
Bài viết khác
Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về
Theo các chuyên gia, quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đang ngày càng mở rộng và có tiềm năng phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp.
Chiều 14-11, UBND tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh. Lễ ký kết được tổ chức