Sau mỳ gói, cà chua, rau sạch và chuối Việt lọt
Ông Hiroshi Chishima nhận định, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang phát triển, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là phương thức kinh doanh ở quy mô nhỏ và hộ gia đình.
Do đó, hiện nhiều nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa đổ vốn nhiều vào lĩnh vực này bởi những khó khăn về mặt chính sách. Ông Hiroshi cho rằng, để thu hút được các nhà đầu tư Nhật, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề về đất đai và đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng đất, làm ăn quy mô lớn, áp dụng công nghệ kỹ thuật...
Ngoài ra, theo ông Hiroshi Chishima, ngành nông nghiệp công nghệ cao sẽ có nhiều triển vọng khi được tạo điều kiện thuận lợi hơn về chính sách và gói tín dụng.
"Đã có những thành công trong kết nối giao thương về nông sản như chuối Việt Nam tại Nhật, rau xanh trồng theo công nghệ Nhật Bản rất được giá tại Việt Nam. Trong thời gian tới, doanh nghiệp Nhật - Việt có nhiều cơ hội hợp tác nông nghiệp theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc cung cấp về máy móc, thiết bị, hạt giống nhằm cải thiện phương thức canh tác nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm", ông Hiroshi cho biết.
Đại diện của JETRO cho hay, những cản trở cho DN Nhật Bản đầu tư nông nghiệp công nghệ cao chính là chính sách thuê và tích tụ đất đai của Việt Nam. Hiện sản xuất nông nghiệp manh mún, công nghệ sơ khai khiến khó cải thiện và gia tăng năng suất ngành này tại Việt Nam.
"Chúng tôi mong muốn người dân có diện tích đất trồng lớn hơn, có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, phân bón, nước tưới hiệu quả. Chính phủ Việt Nam nên chú trọng cải cách đất đai để tạo thuận lợi cho nông nghiệp chất lượng cao và quy mô lớn", ông Hiroshi Chishima cho biết.
Hiện, ngoài đầu tư sản xuất thực phẩm ăn liền như mỳ gói, nhiều DN Nhật ngỏ ý muốn mở rộng để phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp cao, có thế mạnh của Việt Nam như chuối, rau xanh sang Nhật.
Ông Chishima nhấn mạnh: "Mỳ gói của các DN Nhật Bản đang sản xuất và khai thác rất tốt tại Việt Nam, thời gian tới, chắc chắn các DN tiếp tục đầu tư để biến Việt Nam thành công xưởng xuất khẩu đi ASEAN. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều DN nông nghiệp Nhật quan tâm đầu tư vào sản xuất nông sản chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, để xuất khẩu sang các nước và sang Nhật. Hướng họ đi tới trước mắt sẽ là rau xanh - sạch theo mô hình Nhật Bản. Chúng tôi đã có ba đợt khảo sát tại Vĩnh Phúc, nơi có kế hoạch xây dựng vùng chuyên canh rau xanh, sau đó sẽ đến các loại nông sản khác như chuối chẳng hạn".
Theo Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), hiện số lượng doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản, cà chua do nông dân Việt Nam sản xuất có giá bán tại các chợ là 8.000 - 10.000 đồng/kg và bán tại siêu thị Việt Nam với giá 15.000 - 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cà chua có thể tăng lên 40.000 đồng/kg nếu như được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Khi xuất khẩu trở lại Nhật Bản, giá cà chua bán buôn sẽ lên tới hơn 3 USD (tương đương với hơn 66.000 đồng/kg).
Hiện nông nghiệp công nghệ cao đang là lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam tập trung tạo điều kiện thuận lợi phát triển. Minh chứng cho điều này là vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo dành gói tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
An Linh
Bài viết khác
Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, sự phát triển của ngành nông nghiệp còn góp phần quan trọng sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, trước thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang diễn ra cấp bách thì vi
Ngày 25/10, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển gần 70 tấn dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Ngày 24/10, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 46 dưới sự chủ trì của Myanmar tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các bên tham gia đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp khu vực.