Nguyên nhân thúc đẩy giá tiêu tăng cao thời gian qua
Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng, nước ta đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn hạt tiêu. Mặc dù lượng hàng xuất khẩu giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá trị lại tăng gần 47%. Như vậy, Việt Nam thu được hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu hồ tiêu trong 9 tháng qua.
Việt Nam thu được hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu hồ tiêu trong 9 tháng qua
Riêng trong tháng 9 vừa qua, xuất khẩu trung bình đạt gần 6.240 USD/tấn, đây là mức cao nhất trong 8 năm.
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy giá tiêu tăng trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới. Ngay cả Indonesia, Ấn Độ cũng bị hạn chế nguồn cung và các nước sản xuất nhỏ hơn như Malaysia, Sri Lanka và đặc biệt là hai nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết El Nino gây hạn hán.
Nhìn về dài hạn trong 3 - 5 năm tới, lượng hồ tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) lại cho rằng, giá tiêu tăng nhanh gần đây do tác động của yếu tố đầu cơ. Bởi lẽ, hiện giá thế giới đang tăng, giá nội địa thấp hơn thế giới nên nhiều đại lý nhỏ lẻ đang găm giữ hàng và đẩy giá lên. Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường tăng cao đẩy giá hồ tiêu tăng trở lại.
Tuy nhiên, việc đầu cơ nguồn hàng hồ tiêu cũng được đánh giá có mặt tích cực. Bà Hoàng Thị Liên nhìn nhận, nhiều nông dân đủ lực tài chính, thay vì gửi tiền vào ngân hàng lãi suất rất thấp đã thu mua vài tấn hồ tiêu để tích trữ như doanh nghiệp. Trước đây người dân không thu mua hồ tiêu, nhưng nay họ nắm vững thông tin thị trường nên mua tích trữ.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, việc Trung Quốc quay lại mua hàng cũng tác động mạnh lên giá tiêu.
Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cần điều chỉnh sao cho mức giá nhập vào và bán ra có mức tăng tương đồng để tránh rủi ro về giá. Nếu giá tiêu trong nước tăng, các doanh nghiệp cần phải tăng giá xuất khẩu tương ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể mua dần, tránh dồn dập, nếu không sẽ tác động về giá khi có đơn hàng lớn, tạo thêm sự khan hiếm hàng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, trong thời gian tới, giá hồ tiêu toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao trong ngắn hạn do nguồn cung còn hạn chế.
theo Vietnamexport
Bài viết khác
Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, sự phát triển của ngành nông nghiệp còn góp phần quan trọng sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, trước thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang diễn ra cấp bách thì vi
Ngày 25/10, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển gần 70 tấn dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Ngày 24/10, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 46 dưới sự chủ trì của Myanmar tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các bên tham gia đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp khu vực.