Nghệ An sẽ dán logo cho cam Vinh 'xịn'
TTO - Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp dự thảo quyết định quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý 'cam Vinh.
Đây là cuộc họp được UBND tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 12-9.
Tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Điền - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định, cam là sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của Nghệ An và từng được xuất khẩu đến nhiều nước trong thế kỷ 20, nhiều hộ, nhiều vùng đã giàu lên nhờ trồng cam.
Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ công bố vùng chỉ dẫn địa lý "cam Vinh" bao gồm cam trồng tại 12 xã của 5 huyện ở Nghệ An với diện tích gần 2.000 hecta cam.
Về giống, cam Vinh bao gồm: Xã Đoài 1 (cam Xã Đoài trồng tại Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An); Xã Đoài 2 (cam Xã Đoài trồng ở vùng khác); Vân Du và Sông Con.
Tỉnh Nghệ An quy hoạch vùng trồng cam đến năm 2020 là hơn 8.000 hecta.
Tuy nhiên, những năm gần đây, chính sự nổi tiếng của cam Vinh nên các hộ trồng cam ở Nghệ An đang xảy ra tình trạng "mạnh ai nấy làm".
Thế nên không để người tiêu dùng phải sử dụng cam Vinh "nhái" là yêu cầu được đặt ra trong quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cam Vinh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền yêu cầu Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An sớm hoàn thiện quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Vinh" đối với sản phẩm cam quả của tỉnh, trong đó chú trọng việc không để xảy ra tình trạng lạm dụng tem chỉ dẫn, làm mất uy tín thương hiệu.
Số lượng tem, logo được cấp phải căn cứ trên số lượng cam thực tế sản xuất được của nhà vườn.
Việc dán tem không phải do người kinh doanh dán mà được dán từ người sản xuất.
Đây là giải pháp để người tiêu dùng nhận biết, phân biệt cam Vinh với các sản phẩm khác cũng cơ sở để xử lý các hành vi buôn bán cam nhái nhãn hiệu cam Vinh.
Bài viết khác
Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về
Theo các chuyên gia, quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đang ngày càng mở rộng và có tiềm năng phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp.
Chiều 14-11, UBND tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh. Lễ ký kết được tổ chức