Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 7 tháng
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 7 tháng
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng Bảy ước đạt 3,11 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng qua đạt 20,45 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số đó, so với cùng kỳ năm 2016, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,89 tỷ USD, tăng 18%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,31 tỷ USD, tăng 17,5%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,41 tỷ USD, tăng 10,8%.
Gia tăng mạnh nhất là ngành hàng cao su, tăng 12,8% về khối lượng và tăng 59,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng Bảy đạt 154.000 tấn với giá trị đạt 230 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 7 tháng qua ước đạt 639.000 tấn và 1,13 tỷ USD.
Ngành hàng rau quả tiếp tục có sự gia tăng mạnh với giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng Bảy ước đạt 360 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017, chiếm 84,4% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Đáng chú ý, ngành hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ là hai ngành hàng đóng góp giá trị lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Cụ thể, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Bảy ước đạt 727 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 7 tháng qua ước đạt 4,3 tỷ USD; giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng Bảy đạt 550 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng qua ước đạt 4,2 tỷ USD.
Vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong những tháng gần đây, lĩnh vực lúa gạo duy trì mức tăng 15,7% về khối lượng và tăng 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Với khối lượng gạo xuất khẩu tháng Bảy ước đạt 465 nghìn tấn với giá trị đạt 201 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng qua ước đạt 3,3 triệu tấn và 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh nhiều mặt hàng có sự gia tăng cả về sản lượng và giá trị thì một số mặt hàng tuy giảm về khối lượng nhưng có sự gia tăng về giá trị như cà phê giảm 16,4% về khối lượng nhưng tăng 7,9% về giá trị, ngành hạt điều giảm 2,2% về giá trị nhưng tăng 24,2% về giá trị, riêng mặt hàng sắn và sản phẩm sắn giảm khoảng 1% về khối lượng và giảm 8,1% về giá trị.../.
Bài viết khác
Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về
Theo các chuyên gia, quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đang ngày càng mở rộng và có tiềm năng phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp.
Chiều 14-11, UBND tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh. Lễ ký kết được tổ chức