Hợp tác công tư hỗ trợ phát triển ngành khoai tây Việt Nam
Hợp tác công tư hỗ trợ phát triển ngành khoai tây Việt Nam
22/03/2017 10:59 Chiều
(DĐDN) – Mới đây, Thứ trưởng Nông nghiệp Hà Lan và cơ quan nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã đến thăm dự án “Hỗ trợ và phát triển ngành khoai tây Việt Nam” tại xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nhân dịp thu hoạch khoai tây và trao chứng chỉ đào tạo cho nông dân tham gia dự án.
“Hỗ trợ và phát triển ngành khoai tây Việt Nam” là dự án hợp tác công tư (PPP) được triển khai trong 5 năm (2014-2019) giữa Bộ Ngoại giao Hà Lan, Fresh Studio, Agrico, PepsiCo Vietnam và Đại học Wageningen Hà Lan.
Với mục tiêu tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho khoai tây chất lượng cao ở Việt Nam, dự án đã được thực hiện hơn hai năm và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sự kiện thu hoạch này là kết quả của sản xuất thử nghiệm cho hai giống khoai tây Hà Lan, Markies và Rosagold, trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
Khoai tây là loại cây nông nghiệp ngắn ngày dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, không tốn diện tích đất trồng và nước, trong khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng. Việc trồng khoai tây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, góp phần làm phong phú thêm chế độ ăn uống và lành mạnh cho người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Khoai tây cũng đã được chứng minh là một sự bổ sung có lợi cho cây trồng hiện tại được trồng bởi các nông dân quy mô nhỏ ở Việt Nam.
Dự án này sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị và bao gồm bốn hoạt động chính là: cung cấp, nhu cầu, phát triển chuỗi cung ứng và vận động chính sách. Về phía cung, dự án tập trung vào việc thử nghiệm các giống năng suất cao, đào tạo nông dân và tư vấn kĩ thuật. Sau hai năm, 5 giống khoai chất lượng cao đã được chọn để đưa vào thị trường Việt Nam, 14 chuyên gia tư vấn sản xuất và 950 nông dân (70% nữ) được đào tạo về sản xuất khoai tây.
Bên cạnh đó, dự án còn kết nối nông dân và thương lái vào các hoạt động thực địa, cũng như ký kết thỏa thuận sản xuất và tiêu thụ khoai tây (đã kí kết được hơn 350 hợp đồng) nhằm tạo ra kết nối thị trường cho khoai tây, các chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng về khoai tây cũng đã được thực hiện và tiếp cận được hơn 200.000 người tiêu dùng tại các khu đô thị của thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, chính sách cho ngành khoai tây đã được hình thành thông qua các cuộc họp và hội thảo chính sách định kỳ.
Phát biểu tại sự kiện này, bà Marjolijn Sonnema – Thứ trưởng Nông nghiệp Hà Lan cho biết: “Là một trong những nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới, Hà Lan hi vọng rằng chuyên môn của chúng tôi sẽ hỗ trợ và phát triển ngành khoai tây Việt Nam, tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện cuộc sống của họ“.
Với cách tiếp cận thông minh và sự tích cực của các đối tác tham gia dự án, nên sau khi kết thúc dự án sẽ hình thành một hệ thống sản xuất khoai tây bền vững cho ngành khoai tây Việt Nam. Như vậy, ngành khoai tây Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đáp ứng cho thị trường trong nước một cách hiệu quả.
T.Lan
http://enternews.vn/phat-trien-nganh-nong-nghiep-viet-nam-cung-khoai-tay-ha-lan.html
Bài viết khác
Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, sự phát triển của ngành nông nghiệp còn góp phần quan trọng sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, trước thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang diễn ra cấp bách thì vi
Ngày 25/10, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển gần 70 tấn dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Ngày 24/10, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 46 dưới sự chủ trì của Myanmar tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các bên tham gia đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp khu vực.