- Vì sao Tập đoàn lại lựa chọn thời điểm được coi là không thuận lợi để niêm yết, thưa ông? Đâu là cái đích mà Tập đoàn đang hướng tới?
Như các bạn đã biết, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp không phải là điều dễ dàng, chịu nhiều rủi ro từ thiên tai và thị trường. Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi Lộc Trời phải có những thay đổi lớn nếu muốn giữ vững vị thế dẫn đầu. Do vậy, chúng tôi chọn lên sàn vào thời điểm này trước hết là tuân thủ luật định, nâng cao tính chuẩn mực của quản trị DN, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu và sau đó là tiếp cận nhanh chóng với các kênh huy động vốn dài hạn….
Theo đó, giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 55.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa của Tập đoàn Lộc Trời khi chào sàn là gần 3.700 tỷ đồng.
Tập đoàn kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính là Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và dinh dưỡng cây trồng; Giống cây trồng; và Chế biến lương thực. Trong một thập kỷ qua, Lộc Trời đạt mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) doanh thu thuần là 13,66% và lợi nhuận sau thuế là 18,14%. Năm 2016, Lộc Trời đạt 7.783 tỷ đồng doanh thu và 349 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 4.382 đồng.
Sang năm 2017, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 8.287 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 460 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7% EPS đạt 5.822 đồng và cổ tức 30% tiền mặt. 6 tháng đầu năm , doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 4.052 tỷ đồng, tăng trưởng 14,42% so với cùng kỳ năm 2016; lợi nhuận sau thuế ở mức 196 tỷ đồng.
Lộc Trời đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần ngành thuốc BVTV từ mức 20% hiện tại và số một về thương hiệu gạo. Tập đoàn cũng lên kế hoạch niêm yết trên HOSE trong thời gian tới và cán đích vốn hóa 1 tỷ USD năm 2021.
- Thưa ông, ông có thể lý giải vì sao Lộc Trời chuyển hướng đầu tư kinh doanh khi công ty đang nắm giữ thị phần hàng đầu trong lĩnh vực thuốc BVTV và phân bón?
Giữ và duy trì được thị phần là vấn đề hết sức khó khăn trong bối cảnh hiện nay, đây chính là thế mạnh của mỗi DN. Tuy nhiên đối với Lộc Trời thì chúng tôi không bao giờ thỏa mãn với những thành tích mình có được nhưng xa hơn nữa đó là vấn đề mà Tập đoàn hướng phát triển bền vững, mà trong đó hài hòa lợi ích của tất cả các bên: các cổ đông, nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên và đặc biệt là nông dân và toàn xã hội.
Cho nên trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn, đó là phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn. Trong thời điểm đó, chúng tôi thấy rằng nếu không mạnh dạn tham gia vào tiến trình thay đổi sản xuất từ truyền thống sang các sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững thì Tập đoàn sẽ không có cơ hội phát triển bền vững trong thời gian tới. Đó chính là, hi sinh một cái phần lợi ích của mình nghĩa là cho đi để nhận lại.
Mạnh dạn đầu tư lợi nhuận của mình trước để cho có cái thay đổi cục diện, diện trong sản xuất thì nó mới có được sự bền vững trong ngành nông nghiệp.
Với chiến lược “3 Cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) chính là đỉnh cao của khát vọng đồng hành với người nông dân. Chúng tôi hiện có hơn 1.200 “sứ giả” là những kỹ sư trẻ của Lộc Trời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân ngay trên đồng ruộng. Chúng tôi được nông dân tin tưởng và ủng hộ nhiều cũng nhờ điều này.
Lộc Trời hiện là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai mô hình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế của SRP (Diễn đàn lúa gạo bền vững quốc tế do Uỷ ban môi trường của Liên Hợp Quốc và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế thành lập).
Bằng cách này, chúng tôi tin rằng sẽ góp phần nâng cao thương hiệu của gạo Việt Nam trên bản đồ lúa gạo quốc tế. Từ đó, mang lại thu nhập cho người nông dân, cho DN.
- Tập đoàn Lộc Trời quyết định quyết định mở rộng sang kinh doanh lúa gạo và thay đổi sứ mạng từ “công ty dẫn đầu thị trường” thành “phục vụ nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Theo giới đầu tư, chính bước ngoặt này đã gây mâu thuẫn trầm trọng trong nội bộ công ty giữa các cổ đông và đội ngũ quản trị. Ông có thể cho biết, điều này đã ảnh hưởng tới các cổ đông và chiến lược phát triển của Tập đoàn như thế nào ?
Tôi cho rằng trong bất kỳ Ban Lãnh đạo DN đều có sự tranh luận khi đưa ra đường hướng chiến lược phát triển DN, Tập đoàn Lộc Trời cũng vây. Sau những cuộc tranh luận đó, HĐQT có sự thống nhất trong chiến lược phát triển phát triển chung của tập đoàn...
Thực tế tại Tập đoàn, hầu hết các cổ đông lớn, ngoại trừ các cổ đông nhỏ ra thì khi người ta đầu tư bản thân mỗi cổ đồng đều chấp nhận hai mặt của Tập đoàn, đó chính là khai thác triệt để các qui luật thị trường, quy định cung cầu nhưng bên cạnh đó là phải giải quyết phân phối lại lợi nhuận sao cho hợp lý, đạo lý. Chính cái hợp lý, đạo lý đó được cổ đông chấp nhận bỏ một phần lợi nhuận đầu tư từ các ngành khác vào ngành lúa gạo để đảm bảo tạo ra một cục diện mới, một nền nông nghiệp bền vững thì đây chính là cái đích mà Tập đoàn và các cổ đông chiến lược hướng tới…
- Ông đánh giá thế nào về các khoản mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu xong thì lợi nhuận của Tập đoàn Lộc Trời sụt giảm. Theo ông thì đấy có phải là khoản đầu tư không hay là giá trị mà phải trả cho việc khi đầu tư không đúng đối tượng và thời điểm?
Thực tế nhà đầu tư chiến lược họ toan tính dài hơi hơn các cổ đông nhỏ lẻ, thì giá tiền một phần họ thu lại từ phần cổ tức giá bán khi thoái vốn – giá trị của cổ phiếu tính theo thời gian dài và đối tượng mua là đối tác chiến lược. Cho nên, theo tôi tính thời điểm này Standard họ vẫn đầu tư theo đúng hướng họ lựa chọn.
Nếu không có sức mạnh từ các cổ đông và bà con nông dân và các DN đồng hành thì chúng tôi khó có thể tạo dựng và phát triển.
Hiện nay, độ phủ của thị trường Tập đoàn rộng hơn tiếp cận sâu hơn tới nông dân. Và chúng tôi đã tạo dựng được cách làm việc mới đối với người nông dân tăng độ mật thiết để chúng tôi có thể triển khai các chương trình mới về giống về phân bón, về thuốc BVTV.
Chỉ có một điều duy nhất thôi mà các cổ đông họ cũng chấp nhận khó khăn đó là nếu muốn giải quyết được môi trường bền vững, sản xuất nông sản bền vững để xuất khẩu thì chúng tôi phải đưa các sản phẩm sinh học hữu cơ, các quá trình vi sinh vào và rút bớt các sản phẩm độc hại từ kinh doanh thuốc BVTV.
Để có lợi ích lâu dài thì chúng ta phải chấp nhận hi sinh đi cái lợi trước mắt. Các cổ đông lớn họ đều hiểu như vậy họ khuyến khích chúng tôi thực hiện định hướng đó.
Về mặt ngắn hạn, khi tái cấu trúc lại thay đổi hệ thống thì chúng ta phải đầu tư thêm tài chính năng lực, thêm cơ sở vật chất thì cái chi phí vận hành tăng lên, lợi nhuận nó giảm nhưng khi kết thúc giai đoạn đó thì nó sẽ ngăn chặn cái đà suy giảm chúng ta sẽ bảo đảm cho việc mà chúng ta phòng chống được rủi ro quản lý được hệ thống phân phối.
Năm nay ngành giống đã tăng trưởng 33%, ngành thuốc tăng 11% trong khi bình quân cả thị trường chỉ có 3-4% …
- Hiện nay đã có một số DN tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thì ông đánh giá như thế nào về sự cạnh tranh giữa Lộc Trời và các DN này?
Với việc nhiều công ty bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực này chúng tôi thấy rất mừng, điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội, nhất là khi Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nên các DN mới đầu tư.
Và tôi không nghĩ đến sự cạnh tranh và xung đột lợi ích mà nghĩ tới sự hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta phải nghĩ tới việc cùng đi, cùng phát triển thì nó có lợi cho đất nước…
Ngoài ra chúng tôi còn cảm thấy tự hào, khi mà khi chúng tôi đi đầu trong việc định hướng theo chuỗi giá trị, trong quá trình thực hiện xây dựng “ cánh đồng mẫu lớn” mà thấy có nhiều DN khác họ làm theo tạo dựng phong trào phát triển bền vững, đồng hành cùng nông dân..
- Tại sao Lộc Trời lại lựa chọn sàn UPCoM mà không phải HOSE? Khi mà quy mô của sàn UPCoM nhỏ hơn so với sàn HOSE?
Đây là quyết định của HĐQT chúng tôi lựa chọn hướng đi thích hợp. Lần lên sàn ngoài mục đích huy động vốn, chúng tôi muốn huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ phát triển Tập đoàn sang một vị thế mới…
Xin cảm ơn Ông!