Lộ diện ‘siêu đô thị', sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hơn 900ha ở Ninh Bình
Khu đô thị có quy mô 905ha, dự kiến dân số khoảng 10.000 người sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch, thương mại, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Ninh Bình.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị dịch vụ và Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc quy hoạch chung xây dựng Khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, huyện Kim Sơn.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Dự án có tổng quy mô 905ha, được chia thành 2 phân khu là khu đô thị dịch vụ và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cụ thể, khu đô thị dịch vụ có diện tích 449ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 10.000 người, quy mô du lịch dự kiến khoảng 600 phòng.
Quy hoạch Khu đô thị dịch vụ và Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc địa giới hành chính của huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Đây sẽ là trung tâm dịch vụ công cộng; khu đô thị dịch vụ sinh thái; khu nhà ở công nhân và chuyên gia; khu dịch vụ hỗ trợ du lịch; khu đô thị nước; khu hỗn hợp dịch vụ du lịch, thể thao.
Phân khu này bao gồm các công trình dịch vụ - công cộng (trường học, giáo dục, y tế, văn hóa,...; nhà ở và dịch vụ; khu dịch vụ, du lịch,..; công viên văn hóa - vui chơi giải trí, cảnh quan; trung tâm thể dục thể thao; cơ quan, trụ sở; hạ tầng kỹ thuật (giao thông, trạm bơm, trạm điện, khu tập kết rác thải,...)...
Đối với khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có diện tích khoảng 456ha, quy mô nghiên cứu khoảng 461,5ha. Dân số lao động dự kiến khoảng 1.000 người.
Đây sẽ là khu sản xuất giống phục vụ nuôi biển, nuôi trồng hải sản công nghệ cao; dịch vụ hỗ trợ sản xuất; thương mại và giới thiệu sản phẩm,…
Khu vực bao gồm các chức năng chính sau phát triển hỗn hợp (thương mại, dịch vụ); nuôi trồng thủy sản công nghệ cao (Khu trại giống, Khu ao nuôi thực nghiệm và ươm tạo,…); khu cây xanh sử dụng hạn chế (cây xanh công viên, đất cây xanh ven rạch, ven đê); hệ thống mương cấp, thoát nước nuôi trồng; Đầu mối hạ tầng kỹ thuật (giao thông, trạm bơm, trạm điện, khu tập kết rác thải,...).
Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Kim Sơn, nguồn vốn lập kế hoạch sẽ lấy từ ngân sách huyện. Thời gian lập quy hoạch, không quá 9 tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch phân khu được phê duyệt.
Bài viết khác
Cần quy tụ các đơn vị làm nông nghiệp công nghệ cao có khát vọng thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhau phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm chất lượng quốc tế.
(KTSG Online) - Theo Tổng cục hải quan, tính đến giữa tháng 12-2024, kim ngạch xuất khẩu hạt điều đã đạt 4,2 tỉ đô la. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành điều, xuất khẩu vượt mốc 4 tỉ đô la. Trong khi đó với ngành cà phê Việt Nam
TPO - Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành đang được áp dụng đến hết ngày 31/12/2025, Bộ Tài chính vừa kiến nghị tiếp tục kéo dài chính sách này đến hết 31/12/2030.