Cái đầu của những “ông lớn”

TS Nguyễn Thanh Sơn – Viện trưởng Viện chăn nuôi từng nhận định, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nói chung và trong ngành thực phẩm sạch nói riêng chính là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình.

Nói đi cũng phải nói lại. Doanh nghiệp không lớn, tiềm lực không mạnh, tầm nhìn không xa, khó đi đến cùng. Thế nên việc nhiều “đại gia” ùn ùn đổ vào nông nghiệp công nghệ cao và cung cấp thực phẩm sạch đã mở ra một tín hiệu đáng mừng cho thị trường. Có lẽ, ngày mà 92 triệu dân Việt Nam được dùng toàn thực phẩm sạch đã không còn xa nữa.

Theo phân tích của giới quan sát, cuối năm 2016, ông chủ Trường Hải (công ty có doanh thu 2016 hơn 71.000 tỉ đồng) đã công bố sẽ cho ra đời một dây chuyền sơ chế lúa gạo sau thu hoạch hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Sau thành công với TH True Milk, Tập đoàn TH tiếp tục đầu tư vào thực phẩm sạch thông qua Trang trại rau organic mang thương hiệu FVF.

Sau thành công với TH True Milk, Tập đoàn TH tiếp tục đầu tư vào thực phẩm sạch thông qua Trang trại rau organic mang thương hiệu FVF.

Trước đó không lâu, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT đã gây bất ngờ lớn khi thành lập CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp và kiêm luôn vị trí Chủ tịch. Tham vọng của DAA là phố biến công nghệ truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Và quan trọng hơn, xây dựng được những tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao, có đủ cả phòng thí nghiệm đến các dây chuyền trồng trọt, thu hoạch và chế biến sau thu hoạch.

Không đứng ngoài cuộc đua đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, thực phẩm sạch ấy, Vingroup mạnh tay chi 300 tỉ đồng để hỗ trợ, kết nối 1.000 hợp tác xã làm rau sạch trên cả nước, cung cấp ra thị trường rau sạch, gạo sạch tương đương giá trôi nổi trên thị trường. Mục tiêu là sát cánh cùng người nông dân, và đóng góp thực sự cho sức khỏe của người Việt.

Và mới đây, Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK của doanh nhân Đào Tú Khanh có quy mô lớn nhất Việt Nam và thứ 3 thế giới đã chính thức đi vào hoạt động.

Với công suất tối đa 175 triệu quả/năm, ĐTK mang đến cho người tiêu dùng những quả trứng gà sạch cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ và Israel.

Với công suất tối đa 175 triệu quả/năm, ĐTK mang đến cho người tiêu dùng những quả trứng gà sạch cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Mỹ và Israel.

Những quả trứng gà sạch cao cấp Freskan+ của Công ty ĐTK đang là điểm nhấn về thị trường trứng sạch cho người tiêu dùng.

Những quả trứng gà sạch cao cấp Freskan+ của Công ty ĐTK đang là điểm nhấn về thị trường trứng sạch cho người tiêu dùng.

Việc bỏ ra hơn 800 tỷ để xây dựng nhà máy, ứng dụng cao nghệ cao trong sản xuất trứng sạch theo quy trình khép kín 3F3C như ĐTK được các chuyên gia đánh giá là một sự liều lĩnh chiến lược. Mặcdù nhập cuộc thị trường trứng sạch sau nhiều thương hiệu lớn khác, nhưng ĐTK lại xây dựng được giá trị cốt lõi bền vững của riêng mình, khai phóng chuẩn mực 3F3C cho nông nghiệp tương lai.

Những chỗ “vướng” chưa được “gỡ”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu làm nông nghiệp bài bản, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, có đầu ra ổn định, thì sẽ rất dễ giàu. Để làm được điều đó, ngoài định hướng chiến lược của doanh nghiệp, ít nhất cần thêm 2 yếu tố: vốn và thị trường.

Việc Chính phủ cam kết có gói vay hỗ trợ 100 ngàn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5 - 1% so với các chương trình cho vay khác có thể nói đã thổi “bùng” lên hy vọng từ trong chính các doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên “hòn đá tảng” cản trở dòng vốn đến với doanh nghiệp đã dần lộ diện. Trên thực tế, các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao gặp rất nhiều vướng mắc liên quan tới đất đai, đặc biệt là giải quyết vấn đề về tài sản thế chấp trên đất. Khi quỹ đất làm nông nghiệp hạn chế, rất khó cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao.

Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn với thủ tục thế chấp tài sản trên đất nông nghiệp. - Ảnh minh họa

Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn với thủ tục thế chấp tài sản trên đất nông nghiệp. - Ảnh minh họa

TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi đề xuất, để hỗ trợ doanh nghiệp, mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về tín dụng như trên, nhưng cần phải thay đổi, cải tiến các thủ tục hành chínhđể doanh nghiệp tiếp cận với đồng vốn được nhanh hơn.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để các sản phẩm sạch của ngành nông nghiệp công nghệ cao có điều kiện chinh phục được người Việt, hướng đến xuất khẩu toàn cầu. “Điều này Nhà nước không có cơ chế chính sách hỗ trợ, bản thân doanh nghiệp không tự làm được” – ông Sơn nhấn mạnh.

Giữa tháng 8/2017, thịt gia cầm Việt Nam sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản – một thị trường vô cùng khó tính. Ông Sơn cũng kỳ vọng, “với sự kiện mở đường này, chúng ta hoàn toàn có thể thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp sạch khác của Việt Nam trong tương lai. Ví dụ như trứng gà sạch của ĐTK theo các tiêu chuẩn hàng đầu thế giới; hay gạo sạch, sữa sạch của các ông lớn ngành nông nghiệp”.

Có thể nói, việc đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao thường có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài.Cần phải có định hướng phát triển nông nghiêp công nghệ cao, đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả. Nếu không, dù có trường vốn, thất bại được dự báo trước vẫn sẽ vô cùng nặng nề.